Ghi chú Phát hành Gnome 2.14

1. Tin tức cho Người dùng

Dự án Gnome tiếp tục lại cấp phát ưu tiên cao cho người dùng và khả năng sử dụng, vì Gnome 2.14 chứa mấy trăm cách sửa lỗi và sự cải tiến do người dùng yêu cầu. Có quá nhiều cách tăng cường, không thể liệt kê vào đây. Trang này cố nổi bật một số tính năng đặc trưng cho người dùng trong bản phát hành Gnome này.

1.1. Cải tiến hiệu suất

Giống như điều chỉnh xe hơi, các kỹ sư thành thạo của Gnome đã cố gắng điều chỉnh nhiều phần Gnome để chạy càng nhanh càng có thể. Vài thành phần quan trọng của môi trường Gnome lúc bây giờ chạy nhanh hơn một cách đo được, gồm việc vẽ chữ, việc cấp phát bộ nhớ và nhiều ứng dụng riêng. Khả năng vẽ phông chữ và cấp phát bộ nhớ nhanh hơn thì có lợi cho mọi ứng dụng Gnome và đựa vào GTK+, không cần biên dịch lại.

Một số ứng dụng đã được điều chỉnh một cách đặc biệt, để đảm bảo chúng chạy hữu hiệu nhất có thể. Thiết bị cuối Gnome, bộ mô phỏng thiết bị cuối cho môi trường Gnome, đã được ưu tiên hoá bằng vài cách đễ chạy nhanh hơn và đồng thời chiếm ít tiềm năng hơn. Lấy thí dụ, Bộ Xem Bản Ghi Gnome lúc bây giờ khởi chạy nhanh hơn 20 nhân tốc độ trước.

Hình 1Sự cải tiến hiệu suất của Bộ Thiết bị Cuối Gnome giữa Gnome 2.12 và 2.14. Thời gian đã hiển thị là thời gian in ra danh sách mọi từ tiếng Anh ra màn hình.
Hình 2Sự cải tiến hiệu suất của Bộ Xem Bản Ghi Gnome giữa Gnome 2.12 và 2.14. Thời gian đã hiển thị là thời gian khởi chạy ứng dụng và đọc một tập tin bản ghi có kích cỡ 2.9 MB.

1.2. Tìm kiếm chi tiết hơn

Bộ quản lý tập tin Gnome, Nautilus, lúc bây giờ cung cấp một giao diện tìm kiếm mạnh sẵn sàng khi bấm phím tắt (Ctrl-F) trong môi trường chung hoặc trong cửa sổ bộ quản lý tập tin.

Hình 3Tìm kiếm bằng Nautilus

Việc tìm kiếm là dễ cấu tạo, và sau đó có thể được lưu vào thư mục hoặc vào màn hình nền. Lúc sau, việc tìm kiếm đã lưu có thể được mở giống như mở thư mục.

Nếu khuôn khổ tìm kiếm Beagle sẵn sàng, Nautilus sẽ nhớ dịp nó để tìm kiếm nhanh hơn, với ngữ cảnh nhiều hơn.

1.3. Trợ giúp thêm

Bộ duyệt trợ giúp Gnome cũng gồm một số tính năng mới để tìm kiếm trong trợ giúp và các tập tin hướng dẫn được cài đặt trên máy tính của bạn. Lúc bây giờ nó cho bạn truy cập các trang hướng dẫn kiểu « man » UNIX và các trang thông tin « info » GNU, cùng với các tập tin hướng dẫn có chất lượng cao của Gnome. Bạn có thể tìm kiếm qua tất cả các tài liệu trong toàn bộ hệ thống một cách hơi nhanh.

Hình 4Tìm kiếm qua Trợ giúp, xem tập tin Info GNU và đọc trang man

Giống như với bộ quản lý tập tin, người dùng có khuôn khổ tìm kiếm Beagle sẵn sàng sẽ có khả năng sử dụng nó để tìm kiếm ngay cả nhanh hơn và chính xác hơn.

1.4. Ekiga

Ekiga, đã được biết là Gnomemeeting, là ứng dụng khách tiếng nói và ảnh động qua IP (giao thức Mạng) của Gnome. Ekiga hỗ trợ giao thức cả SIP lẫn H323. SIP, một giao thức phổ biến được dùng trong Google Talk, Asterisk và nhiều thiết bị VoIP phần mềm và phần cứng khác, là một phần vừa thêm vào Ekiga. H323 là một giao thức giao thông cũ hơn, được dùng trong Microsoft™ Netmeeting và một số kiểu phần cứng viễn thông.

Ekiga cũng hỗ trợ STUN để cho phép việc theo cây qua nhiều kiểu bức tường lửa khác nhau, gồm bức tường lửa kiểu Thông dịch Địa chỉ Mạng (NAT). Có nghĩa là bạn có thể sử dụng Ekiga để gởi và nhận cuộc gọi, không cần địa chỉ IP công hoặc chuyển tiếp cổng từ bộ định tuyến của bạn.

Hình 5Tạo cuộc gọi SIP bằng Ekiga

Người dùng cũng có khả năng thiết lập một tài khoản với Ekiga.net, mà sẽ cung cấp một địa chỉ SIP có thể sử được dụng trên Mạng để gởi và nhận cuộc gọi từ bất cứ nơi nào.

1.5. Sự quản lý cửa sổ đã cải tiến

Vài tính năng mới đã được thêm vào Metacity để cải tiến cách quản lý cửa sổ. Các cạnh cửa sổ lúc bây giờ có lực từ hút, cho khả năng nối cửa sổ với nhau. Khả năng quản lý đồng thời nhiều bộ trình bày (đầu) đã được cải tiến trong Metacity. Metacity lúc bây giờ sẽ cố dịch chuyển cửa sổ nào có vẻ xuất hiện qua giới hạn của một màn hình vào màn hình khác.

Để giúp đỡ quản trị và người dùng nhiều máy tính từ cùng một trình phục vụ X, tên máy của cửa sổ không chạy cục bộ sẽ được hiển thị trên thanh tựa. Tính năng có ích đặc biệt khi bạn đang thay đổi thiết lập trên máy một cách đồ họa, để đảm bảo bạn đang thay đổi trên máy đúng.

Hình 6Chạy một cửa sổ trùng cả cục bộ lẫn từ xa

1.6. Deskbar

Deskbar là phần mềm mới giới thiệu vào Gnome. Người dùng thành thạo, người thích sử dụng bàn phím hơn và người dùng dòng lệnh của bảng điều khiển cũ sẽ tìm biết sự thay thế này là rất mạnh và rất dễ dùng. Deskbar sử dụng bộ cầm phít (được ghi bằng Python) để cung cấp chức năng tìm kiếm cho chương trình, tập tin, thư mục, đánh dấu, liên lạc và nhiều thêm. Deskbar cũng có khả năng sử dụng chức năng tìm kiếm động của Google Live, Yahoo và Beagle.

Hình 7Tìm kiếm « net »

Deskbar có cả hai chế độ trong bảng điều khiển, và chế độ thu gọn để sử dụng trên bảng điều khiển dọc hoặc trên bảng điều khiển không có ít sức chứa rảnh. Để tìm kiếm, bạn đơn giản bấm phím tắt (Alt-F3) và gõ chuỗi. Bạn cũng có khả năng duyệt hoặc tìm kiếm qua lược sử các lệnh mình.

1.7. Cải tiến đăng nhập

Hệ thống đăng nhập (GDM) đã cải tiến bằng nhiều cách khác nhau. Những sự cải tiến hiệu suất của toàn bộ môi trường có kết quả trong GDM. Cũng có một cái nút tăng cường « Tùy chọn » trong bộ chào mừng đăng nhập, mà cho bạn truy cập nhanh những chức năng đăng nhập khác nhau. Một tính năng « từ xa bảo mật » đã được thêm, để cho người dùng khả năng kết nối đến trình phục vụ X một cách dễ dàng và bảo mật. Diện mạo của bộ chào mừng đăng nhập cũng đã cải tiến, vì nó cho người dùng khả năng tùy chỉnh.

Hình 8Lúc bây giờ còn dễ hơn thay đổi tùy thích đăng nhập trong cửa sổ tùy thích GDM đã được thiết kế lại hoàn toàn.

Ghi chú : tập tin được dùng bởi người dùng để đặt thiết lập cấu hình GDM riêng đã được thay đổi từ </etc/gdm/gdm.conf> thành </etc/gdm/custom.conf>. Để tìm thông tin thêm, hãy xem trang Dự án GDM.

1.8. Chuyển đổi người dùng nhanh

Gnome 2.14 gồm cách hỗ trợ khả năng chuyển đổi người dùng nhanh qua toàn bộ màn hình làm việc. Hộp thoại cả đăng xuất lẫn mở khoá màn hình đều cung cấp tùyu chọn chuyển đổi sang người dùng khác. Cũng có thể thêm một trình đơn vào bảng điều khiển, cho truy cập nhanh khả năng chuyển đổi người dùng nhanh.

Hình 9Chuyển đổi người dùng nhanh từ bảng điều khiển
Hình 10Chuyển đổi người dùng từ phiên chạy đã khoá

1.9. Lịch dùng chung

Một tính năng mới trong Evolution 2.6 là khả năng dùng chung lịch qua CalDAV. Giao thức lịch dùng chung CalDAV được thực hiện bằng một số trình phục vụ phần nhóm, gồm trình phục vụ sẵn sàng tự do Hula.

Hình 11Xem lịch dùng chung bằng Hula

1.10. Đánh dấu thông minh hơn

Bộ duyệt Mạng Epiphany tiếp tục làm cho dễ dàng hơn việc duyệt Mạng. Mới trong phiên bản này là khả năng cấu trúc tự động hệ đẳng cấp đánh dấu. Khả năng này giảm sự khó khi quản lý tập hợp đánh dấu lớn, còn giữ lại hệ thống quản lý đánh dấu đựa vào chủ đề ưa chuộng trong Epiphany. Lúc bây giờ rất dễ hơn tạo và chọn chủ đề; Epiphany sẽ ngay cả đệ nghi chủ đề đựa vào cách sử dụng trước đó.

Hình 12Cách quản lý đánh dấu và điều khiển tờ kiểu dáng đã cải tiến

Cũng trong bản phát hành này có cách hỗ trợ tờ kiểu dáng tự định nghĩa, cung cấp khả năng truy cập đã cải tiến, và khả năng điều khiển cách hiển thị trang cho người dùng. Dưới giao diện, Epiphany lúc bây giờ có thể sử dụng Firefox, Mozilla hoặc XULRunner là hậu phương. Nếu bạn hiện thời sử dụng ứng dụng NetworkManager, Epiphany sẽ có thể phát hiện tự động thiết lập mạng của bạn.

1.11. Bộ hiệu chỉnh tốt hơn

Gedit tiếp tục cung cấp khả năng sử dụng là một trình hiệu chỉnh văn bản đơn giản có các tính năng cần thiết để phát triển ứng dụng hoặc tạo nơi Mạng. Tính năng mới trong Gedit 2.14 gồm cách đã cải tiến quản lý đồng thời nhiều tài liệu, và khả năng ghi vào tập tin từ xa. Lấy thí dụ, Gedit lúc bây giờ cho khả năng duyệt và hiệu chỉnh không có đường nối các thư mục kiểu SFTP, FTP và WebDAV trực tiếp từ bộ duyệt tập tin. Nó cũng có khả năng tô sáng cú pháp tốt hơn cho HTML, PHP, PSP và nhiều ngôn ngữ thêm. Các tính năng hiện thời làm việc với nhau để tạo Gedit, một trình hiệu chỉnh văn bản mạnh mà có khả năng xử lý các công việc người dùng cần thiết.

Hình 13Gedit có khả năng xử lý đồng thời nhiều tập tin mã nguồn, mở và lưu chúng cả cục bộ lẫn qua mạng.

Cũng mới là khả năng ghi bộ cầm phít Gedit bằng Python. Khả năng này cho bạn mở rộng và tùy chỉnh dễ dàng chức năng của Gedit, ngay cả nếu bạn không có kỹ năng lập trình thành thạo. Một số bộ cầm phít hữu ích có sẵn với Gedit là điều thực hiện lệnh bên ngoài, điều hỗ trợ gõ xong đựa vào thẻ, và bàn giao tiếp Python tương tác.

Hình 14Hộp thoại bộ cầm phít hiển thị các tài sản cho bộ cầm phít Lệnh Bên Ngoài

1.12. Bộ Xem Ảnh

Bộ Xem Ảnh Gnome có thanh công cụ đựa vào việc tìm địa điểm. Khi bạn mở ảnh, lúc đó bạn có khả năng xem dễ dàng các ảnh khác từ cùng thư mục.

Hình 15Duyệt dễ qua các ảnh từ cùng thư mục

1.13. Trình bảo vệ màn hình đã hợp nhất

Môi trường Gnome lúc bây giờ đã hợp nhất một trình bảo vệ màn hình. Bộ Bảo vệ Màn hình Gnome tương thích với các « hack » phổ biến trong Xscreensaver, còn cũng có nhiều tính năng mới không có sẵn trong Xscreensaver. Ứng dụng có khả năng phát hiện Bộ Bảo vệ Màn hình Gnome thì có thể liên lạc với nó để đặt tài sản như « đừng làm trắng màn hình » qua giao diện chuẩn. Hộp thoại như hộp thoại mở khoá màn hình lúc bây giờ có khả năng dịch sang ngôn ngữ khác, và có khả năng truy cập cho người dùng tàn phế. Những cách tăng cường khả năng truy cập này cho người tàn phế khả năng mở khoá dễ dàng màn hình, và thuộc vệ các sự cải tiến khả năng truy cập đang được tạo qua toàn bộ môi trường Gnome.

Hình 16Cấu hình các tài sản Bộ Bảo vệ Màn hình Gnome

Người dùng muốn tiếp tục dùng Xscreensaver sẽ vẫn còn có thể làm như thế, và nên xem tài liệu hướng dẫn của nhà bán về vấn đề dứt khoát nào.

1.14. GStreamer mới nhất

Gnome 2.14 sử dụng kỹ thuật của GStreamer 0.10. Khuôn khổ đa phương tiện GStreamer là một khuôn khổ nghe nhín mạnh, cầm phít được, đựơc dùng trong môi trường Linux và UNIX, cũng trên thiết bị nhúng. Phiên bản chính mới nhất này của GStreamer là nhanh hơn và ổn định hơn các phiên bản trước. Vấn đề như đồng bộ hoá âm thanh và ảnh động qua nhiều thiết bị khác nhau đã được giải quyết, cũng như chạy luồng và cách xử lý bộ cầm phít đa phương tiện một cách động. Bạn có thể tìm thông tin thêm về GStreamer tại nơi Mạng GStreamer.

Mọi ứng dụng đa phương tiện có sẵn trong Gnome đã được nâng cấp để nhớ dịp GStreamer mới nhất; gồm có Totem, Sound Juicer, và Bộ Điều khiển Âm lượng.

GStreamer 0.10 sẽ cũng cho người dùng khả năng nhớ dịp các bộ cầm phít đa phương tiện bị nhà bán thuộc nhóm ba phát hành. Tính năng này cho phép nhà bán cung cấp cách hỗ trợ codec (phương pháp nén và truyền nhiều loại dữ liệu khác) do quyền phép giới hạn, khi codec tự do không sẵn sàng hoặc không thể được phát hành (vì lý do pháp luật). Cách này có thể hỗ trợ codec AC3, WMA, MP3 và nhiều thêm. Một bộ cầm phít có quyền phép, còn sẵn sàng tự do, cho GStreamer 0.10 đã công bố bởi Fluendo, một dự án đã hỗ trợ GStreamer từ lâu.

1.15. Cấu hình dễ dàng

Gnome là môi trường rất dễ cấu hình, cung cấp cho người dùng sự chọn đơn giản, mà vẫn còn là dẻo. Một số yếu tố trong Trung tâm Điều khiển Gnome đã được cải tiến để mà bạn có khả năng đặt tùy thích một cách nhanh và dễ dàng.

Hình 17Đặt ứng dụng đã thích bằng cách chọn trong danh sách, hoặc gõ lệnh.
Hình 18Chọn trong danh sách các âm thanh có sẵn, hoặc chọn tập tin riêng trong hệ thống tập tin.

2. Tin tức cho Quản trị

Kể từ Gnome 2.14, Dự án Gnome lúc bây giờ gồm một Bộ Ứng dụng Quản lý, một tập hợp công cụ được thiết kế dành cho quản trị hệ thống. Hai công cụ mới mà bắt đầu bộ ứng dụng này là rất mạnh và nên giúp đỡ quản trị trong cả công ty lớn lẫn trường hợp cần thiết khóa cứng máy.

2.1. Pessulus — Bộ Hiệu chỉnh Khoá cứng

Pessulus là một bộ hiệu chỉnh khoá cứng cho quản trị khả năng tắt dễ dàng một số tính năng nào đó của môi trường Gnome, khả năng có ích trong công ty và tiệm cà phê Mạng. Dù tính năng khoá xuống đã sẵn sàng trong Gnome được nhiều năm, Pessulus cho quản trị khả năng thực hiện những công việc này một cách rất dễ hơn.

Hình 19Sử dụng bộ hiệu chỉnh khoá cứng để ngăn cản người dùng tắt hệ thống

Những tính năng có thể bị tắt gồm có :

  • Truy cập dòng lệnh
  • Khả năng tắt hoặc khởi động lại máy
  • Cách truy cập giao thức đặc biệt bằng bộ duyệt Mạng
  • Khả năng hiệu chỉnh những bảng điều khiển Gnome

2.2. Sabayon — Bộ Hiệu chỉnh Hồ sơ

Sabayon cho quản trị khả năng thiết lập hồ sơ người dùng ở trong một phiên chạy Gnome động và tương tác. Khi tạo hoặc sửa đổi hồ sơ, một phiên chạy Gnome lồng nhau được khởi chạy, mà quản trị có thể sử dụng để thay đổi khoá GConf cả mặc định lẫn bắt buộc phải dùng đều trong phiên chạy Gnome riêng của họ.

Hình 20Hiệu chỉnh hồ sơ người dùng bằng Sabayon

Ở trong cửa sổ lồng nhau, quản trị hệ thống có khả năng tạo hồ sơ cá nhân đựa vào chức vụ (v.d. nhân viên tiếp tân, thư ký nhập dữ liệu, lập trình viên, quản trị tài nguyên con người). Sau đó, những hồ sơ này có thể được lưu, rồi được phát hành dễ dàng ra các máy tính người dùng, mà tiết kiệm thời gian của quản trị hệ thống. Cũng có khả năng sửa đổi hồ sơ, và điều chỉnh chúng khi cần thiết, đựa vào phản hồi của người dùng. Vì mọi hồ sơ tại một địa điểm trung tâm, dễ duy trì và phát hành chúng.

3. Tin tức cho Nhà phát triển

Nền tảng Phát triển Gnome 2.14 cung cấp một cơ bản ổn định cho nhà phát triển phần mềm riêng khả năng tạo ứng dụng thuộc nhóm ba. Gnome và nền tảng của nó có quyền cho phép tạo phần mềm cả tự do lẫn sở hữu đều để chạy trên Gnome.

Các thư viện của Nền tảng Phát triển Gnome có bảo đảm là ổn định với API và ABI cho mọi phiên bản Gnome 2.x còn lại. Các thư viện của Môi trường Người dùng Gnome không có bảo đảm như thế, nhưng mà phần lớn thư viện này cứ thống nhất từ phiên bản này đến phiên bản kế tiếp.

3.1. GSlice

Kể từ GLib 2.10, bộ cấp phát GSlice thay thế hai API cũ GMemChunk và GTrashStacks công bố trong GLib. GSlice rất giống như bộ cấp phát tấm hạt nhân, và cho khả năng cấp phát nhanh, hữu hiệu với bộ nhớ, các cấu trúc nhỏ (v.d. yếu tố GList, cấu trúc GWindow). GSlice cũng cần thiết ít tài nguyên hơn GMemChunk trong khi việc khoá, vì vậy nó rất nhanh hơn trong ứng dụng đa mạch.

Hình 21Hiệu suất cấp phát bộ nhớ, cấp phát và giải phóng 1 triệu yếu tố GList trong 1 (màu đỏ), 5 (vàng), 10 (xanh lá cây) và 20 (xanh dương) mạch.

GMemChunk đã được thực hiện lại để sử dụng trong suốt GSlice, nhưng API của GMemChunk bị phản đối.

Để cấp phát bộ nhớ bằng bộ cấp phát GSlice, hãy sử dụng cuộc gọi g_slice_new (MyStructure); mà sẽ trả về một cái chỉ (ptr). Để giải phóng bộ nhớ được cấp phát bằng GSlice, hãy dùng hàm g_slice_free (MyStructure, ptr);.

GSlice sử dụng một bộ nhớ tạm co dãn được cục bộ cho mạch có nhiều kích cỡ khác nhau. Khi cần thiết bộ nhớ lớn, GSlice sẽ sử dụng tự động và trong suốt bộ cấp phất g_malloc cho bạn, vì vậy nhà phát triển không cần tự chọn bộ cấp phát hiệu suất nhất.

3.2. Đang ký Dịch vụ

Gnome mới nhất lúc bây giờ cung cấp cho nhà phát triển một cách đăng ký ứng dụng nào cần được khởi chạy tự động vào lúc khởi động Gnome. Để làm như thế, bạn chỉ cần phải cài đặt một tập tin .desktop vào $prefix/share/gnome/autostart/, /etc/xdg/autostart/ hoặc ~/.config/autostart/. Nếu bạn muốn cài đặt một dịch vụ, nhưng tắt nó theo mặc định, bạn có thể thêm tài sản X-GNOME-autostart-enabled = False.

Khi đăng ký dịch vụ cách này, bạn hãy cẩn thận:

  • Ứng dụng đăng ký chính nó với phiên chạy bằng cách khác nào (v.d. nautilus, gnome-panel, vino) nên không cũng đăng ký chính nó bằng cách này.
  • Ứng dụng do phiên chạy quản lý sẽ không được xử lý sạch, thế bạn hãy đảm bảo đã gởi cờ --sm-disable qua trên dòng Exec.

4. Quốc tế hóa

Vì sự cố gắng của Dự án Thông dịch Gnome trên khắp thế giới, dưới sự lânh đạo của Christian Rose và Danilo Šegan, Gnome 2.14 có phải hỗ trợ 45 ngôn ngữ (có ít nhất 80% chuỗi dịch xong).

Các ngôn ngữ được hỗ trợ:

  • An-ba-ni (5 triệu người nói)
  • Bas-quợ (580 000 người nói)
  • Ben-ga-li (189 triệu người nói)
  • Bồ-đào-nha của Bra-xin (175 triệu người nói)
  • Bảo-gai-lơi (9 triệu người nói)
  • Ca-ta-lan (7 triệu người nói)
  • Trung quốc (Hồng Kông)
  • Trung quốc (Đài-loan) (40 triệu người nói)
  • Trung quốc đơn giản (hơn 1 tỉ người nói)
  • Séc (11 triệu người nói)
  • Đan-mạch (5.3 triệu người nói)
  • Hoà-lan (hơn 21 triệu người nói)
  • Anh (341 triệu người nói)
  • E-x-tô-ni-a (1 triệu người nói)
  • Phần-lan (hơn 5 triệu người nói)
  • Pháp (hơn 75 triệu người nói)
  • Ga-li-xi-a (3 triệu người nói)
  • Đức (100 triệu người nói)
  • Hy-lạp (15 triệu người nói)
  • Gu-cha-ra-ti (46 triệu người nói)
  • Hin-đi (370 triệu người nói)
  • Hung-gia-lợi (14.5 triệu người nói)
  • Nam Dương (230 triệu người nói)
  • Ý (60 triệu người nói)
  • Nhật (hơn 125 triệu người nói)
  • Triều tiên (75 triệu người nói)
  • Li-tu-a-ni (4 triệu người nói)
  • Ma-xê-đô-ni (2 triệu người nói)
  • Ne-pa-li (16 triệu người nói)
  • Na-uy Bổkh-man (5 triệu người nói)
  • Pha-xi
  • Ba-lan (44 triệu người nói)
  • Bồ-đào-nha (43 triệu người nói)
  • Pun-gia-bi (60 triệu người nói)
  • Lỗ-má-ni (26 triệu người nói)
  • Nga (170 triệu người nói)
  • Xéc-bi (10 triệu người nói)
  • Xlô-vác (5 triệu người nói)
  • Tây-ban-nha (hơn 350 triệu người nói)
  • Thụy-điển (9 triệu người nói)
  • Thái (60 triệu người nói)
  • Thổ-nhĩ-ky (150 triệu người nói)
  • U-cợ-rainh (50 triệu người nói)
  • Việt (68 triệu người nói)
  • Ouen-xợ (575 ngàn người nói)

Chúng tôi chúc mừng những ngôn ngữ mới được hỗ trợ trong Gnome 2.14, vì sức cố gắng của mỗi nhóm người dịch: Bas-quợ, Ben-ga-li, Trung quốc (Hồng Kông), E-x-tô-ni-a và Pha-xi. Giờ cũng hỗ trợ tiếng Anh của Quốc Anh và Ca-na-đa (khác với tiếng Anh của Mỹ).

Có nhiều ngôn ngữ khác được hỗ trợ một phần, có hơn nửa chuỗi dịch xong.

5. Cài đặt Gnome

Bạn có thể thử ra Gnome 2.14 bằng Đĩa CD Động mà chứa mọi phần mềm gồm có trong Gnome 2.13 trên một đĩa CD riêng lẻ. Có thể tải nó xuống nơi Mạng BitTorrent hoặc FTP của GNOME.

Để cài đặt hoặc nâng cấp máy tính lên Gnome 2.14, khuyên bạn cài đặt các gói chính thức của bản phát hành do bạn chọn. Các bản phát hành phổ biến sắp công bố Gnome 2.14, một số bản đã có phiên bản phát triển chứa Gnome 2.14. Bạn có thể xem danh sách các bản phát hành có sẵn Gnome, và phiên bản mới nhất có sẵn, trên trang Lấy Gnome của chúng tôi.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng môi trường Gnome từ mã nguồn, thử ra phiên bản mới nhất, cung cấp thông tin phản hồi và cách tiến bộ, thì chúng tôi đề nghị bạn sử dụng một của những công cụ xây dựng, như tiện ích GARNOME mà xây dựng Gnome từ bản phát hành dạng .tar. Bạn sẽ cần GARNOME 2.14 để xây dựng Gnome 2.14. Cũng có tiện ích jhbuild mà được thiết kế để xây dựng Gnome từ mã nguồn CVS. Bạn cũng có thể sử dụng jhbuild để xây dựng Gnome 2.14, bằng cách sử dụng tập mô-đun gnome-2-14.

Cho những người muốn tự biên dịch toàn bộ môi trường, cần phải biên dịch theo thứ tự mô-đun này: libxml2, libxslt, gnome-common, intltool, scrollkeeper, gtk-doc, glib, libIDL, ORBit2, libbonobo, fontconfig, Render, Xrender, cairo, Xft, pango, atk, shared-mime-info, gtk+, gconf, desktop-file-utils, gnome-mime-data, avahi, dbus, hal, gnome-vfs, audiofile, esound, libgnome, libart_lgpl, libglade, libgnomecanvas, libbonoboui, hicolor-icon-theme, icon-naming-utils, gnome-icon-theme, gnome-keyring, libgnomeui, startup-notification, gtk-engines, gnome-themes, gnome-doc-utils, gnome-desktop, libwnck, libgpg-error, libgcrypt, libtasn1, opencdk, gnutls, libsoup, mozilla, evolution-data-server, gnome-python/pygobject, pycairo, gnome-python/pygtk, gnome-menus, gnome-panel, gnome-session, vte, gnome-terminal, libgtop, gail, libxklavier, gstreamer, liboil, gst-plugins-base, gucharmap, system-tools-backends, gnome-applets, metacity, libgsf, libcroco, libgnomecups, libgnomeprint, libgnomeprintui, librsvg, eel, nautilus, control-center, yelp, bug-buddy, gtksourceview, gnome-python/pyorbit, gnome-python/gnome-python, nautilus-cd-burner, gst-plugins-good, libmusicbrainz, iso-codes, totem, gnome-media, gnome-python/gnome-python-desktop, gedit, eog, gconf-editor, gnome-utils, gnome-system-monitor, gnome-netstatus, gcalctool, zenity, at-spi, libgail-gnome, gnome-speech, gnome-mag, gnopernicus, gok, epiphany, gob2, gnome-games, gnome-user-docs, file-roller, gnome-system-tools, gnome-nettool, vino, gnome-volume-manager, gnome-backgrounds, sound-juicer, gtkhtml, evolution, evolution-webcal, evolution-exchange, ekiga, poppler, evince, dasher, gnome-keyring-manager, deskbar-applet, fast-user-switch-applet, gnome-screensaver, pessulus, sabayon.

Danh sách này được cung cấp hoàn toàn là tham chiếu : chúng tôi rất khuyên người muốn biên dịch Gnome từ mã nguồn nên sử dụng một của những công cụ xây dụng nói trên.

6. Gnome phiên bản 2.16 và sau nữa

Tất nhiên, sự phát triển không dừng tại Gnome phiên bản 2.14. Sáu tháng sau khi phát hành Gnome 2.14, Gnome phiên bản 2.16 sẽ theo sau và xây dựng trên cơ bản tốt đẹp của phiên bản đi trước.

Những tính năng mới của Gnome 2.16 sẽ gồm:

  • GTK+ 2.10, mà chứa nhiều thành tựu của Project Ridley
  • Khả năng sử dụng sắc thái đựa vào Cairo 1.2
  • Cách hỗ trợ hợp lại, pha trộn bóng mờ, bóng thả, độ trong suốt cửa sổ v.v.
  • Cách hỗ trợ việc quản lý điện năng đã hợp nhất thông qua Bộ Quản lý Điện năng GNOME
  • Nhiều ô điều khiển mới cho nhà phát triển, gồm có ô điều khiển thông báo và in

Thông tin thêm về đường dẫn phát triển Gnome 2.16 sẽ xuất hiện sớm một khi mỗi việc được thiết lập. Bạn theo dõi chi tiết nhé, trên trang phát triển của chúng tôi.

Hình 22Bộ Quản lý Điện năng Gnome, một công cụ mới trong Gnome 2.16

7. Tham gia

Đóng góp cùng dự án Gnome là kinh nghiệm thú vị và thân thiện mà có nhiều kết quả quan trọng. Bạn sẽ tham gia với nhiều người năng nổ từ những nghề nghiệp khác nhau trên khắp thế giới. Người đã đóng góp kỹ năng và sự cố gắng cùng Gnome có thể gặp cửa mở và có dịp mới cả tuyển dụng lẫn cá nhân.

Vì bạn là người dùng, bạn có thể đóng góp một cách hữu ích bằng cách thông báo lỗi cho đúng. Trợ lý ghi lỗi đơn giản sẽ hướng dẫn bạn qua tiến trình thông báo lỗi với Gnome. Nếu bạn muốn đóng góp thêm nữa, có thể tham gia Nhóm Sửa Lỗi hoặt động của chúng tôi, một nhóm Chủ Lỗi đặc biệt mà phân loại các lỗi thường gặp, để giúp đỡ nhà phát triển. Bạn hoặc xí nghiệp của bạn cũng có thể xảy ra Bạn bè GNOME.

Cho nhà phát triển, hàng ngày có cải tiến nhiều trong các nhóm nhà phát triển hoạt động nào của chúng tôi — Khả năng Truy cập (Accessibility), Tạo Tài liệu Hướng dẫn (Documentation), Khả năng Sử dụng (Usabililty), Thông dịch (Translation), Mạng (Web), Thử ra (Testing), Đồ họa (Graphics), HIệu suất (Performance) và Phát triển Môi trường và Nền tảng (Desktop & Platform Development). Để tìm thông tin thêm, vui lòng đọc chỉ dẫn về cách Tham gia Gnome.

Mời bạn tham gia Gnome hôm nay nhé, và tạo thay đổi đặc biệt của bạn. :)

1. Công trạng

Ghi chú Phát hành này bị Davyd Madeley tạo, và bị Bob Kashani hiệu chỉnh, với sự giúp đỡ nhiều của cộng đồng Gnome. Thay mặt cho cộng đồng Gnome, chúng tôi rất cám ơn các nhà phát triển và người đóng góp đã làm cho bản phát hành này có thể.

Cho phép tài liệu này được dịch tự do sang bất cứ ngôn ngữ nào. Nếu bạn muốn dịch nó sang ngôn ngữ mình, vui lòng liên lạc với Dự án Thông dịch GNOME.